Cách giảm sốt và đau nhức toàn thân

Ngày đăng 25/02/2022 15:53

Sốt là tình trạng tăng nhiệt độ của cơ thể; khi nhiệt độ cơ thể ở người trưởng thành tăng cao hơn 36,5 độ C có thể coi là đã bị sốt.

cach-giam-sot-va-dau-nhuc-toan-than

Cách giảm sốt và đau nhức toàn thân

Tình trạng sốt được chia làm 3 cấp độ: sốt nhẹ là khi cơ thể có nhiệt độ từ 37-38 độ C; sốt trung bình ở tầm 39 độ và sốt cao khi nhiệt độ từ 39-40 độ. Với tình trạng sốt cao trên 40 độ C là mức nguy hiểm, người bệnh cần phải được cấp cứu kịp thời. Bởi sốt cao có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm thanh quản, co giật, hôn mê sâu…

cach-giam-sot-va-dau-nhuc-toan-than-1

Có nhiều nguyên nhân gây ra sốt và sốt cao, thường gặp nhất ở người trưởng thành là do nhiễm virus, còn gọi là sốt siêu vi với các biểu hiện là: sổ mũi, ho, đau rát họng, đau mỏi cơ bắp; khàn giọng, mất tiếng…

Nguyên nhân gây sốt tiếp theo là do cơ thể bị nhiễm vi khuẩn khiến hầu hết các cơ quan bộ phận trong cơ thể đều bị ảnh hưởng. Đây là tình trạng sốt rất nguy hiểm với các triệu chứng: nhức đầu, đau cứng cổ, sợ ánh sáng, mất tri giác…do hệ thần kinh trung ương bị nhiễm trùng; Không những vậy, cơn sốt loại này còn gây ra ho, đau tức ngực, khó thở…do nhiễm trùng hệ hô hấp; bị đau lưng, đi ngoài ra máu, đau khi đi vệ sinh…; buồn nôn và nôn, tiêu chảy, sưng tấy, phát ban…

cach-giam-sot-va-dau-nhuc-toan-than-2

Ngoài ra, một số trường hợp bị sốt do đang sử dụng một loại thuốc nào đó như kháng sinh, do cơ thể phản ứng với một thành phần của thuốc. Cơn sốt do nguyên nhân này thường nhẹ và sẽ tự hết sau khi người bệnh ngừng sử dụng thuốc.

Như vậy, tùy theo nguyên nhân gây sốt và mức độ sốt nhẹ hay sốt cao, người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau; nhưng nhìn chung, các cơn sốt đều gây khó chịu, mệt mỏi và đau nhức cơ thể. Để giảm sốt và nhức mỏi, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi, các bạn hãy tham khảo một số cách hiệu quả sau đây:

cach-giam-sot-va-dau-nhuc-toan-than-3

-    Uống một số loại thuốc hạ sốt như: Paracetamol; Ibuprofen; Aspirin… Đây đều là những loại thuốc có tác dụng giảm sốt, kháng viêm, giảm đau quen thuộc và không cần kê đơn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, các bạn nên đi khám và hỏi ý kiến bác sỹ về liều lượng, thời gian uống thuốc…

-    Uống nhiều nước: sốt cao khiến cơ thể bị mất nước nên việc uống nhiều nước khi bị sốt là rất quan trọng để giúp hạ thân nhiệt và ổn định các chức năng cơ thể.

cach-giam-sot-va-dau-nhuc-toan-than-4

-    Bổ sung thêm vitamin C: là loại vitamin có tác dụng tăng sức đề kháng và tăng cường miễn dịch. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây tươi như cam, quýt, bưởi, táo, chanh… hoặc các bạn có thể uống viên vitamin C.

-    Tắm nước ấm: tắm sẽ khiến cơ thể người bệnh thoải mái, dễ chịu, hạ nhiệt. Lưu ý không tắm nước nóng quá hoặc nước lạnh đều làm nhiệt độ cơ thể tăng cao; chỉ nên tắm với nước ấm vừa phải.

-    Chườm khăn mát: làm ướt khăn bằng nước mát và đắp lên trán cũng có tác dụng hạ sốt. Chú ý chỉ dùng nước mát, không dùng nước lạnh, nước đá sẽ phản tác dụng.

cach-giam-sot-va-dau-nhuc-toan-than-5

-    Massage với tinh dầu: các loại tinh dầu quế, bạc hà, bạch đàn…có tác dụng làm ấm cơ thể, khiến cơ thể đổ mồ hôi nên giảm thân nhiệt. Cách sử dụng là dùng tinh dầu massage ở lòng bàn chân, bàn tay, cổ, sau gáy…

Hàng ngày việc tự massage hoặc sử dụng ghế massage toàn thân cũng rất có lợi trong việc tăng đề kháng phòng ngừa các bệnh do thời tiết thay đổi và bệnh truyền nhiễm.