Hiểu về các huyệt trên cơ thể người theo y học cổ truyền

Ngày đăng 13/05/2021 15:59

Hiểu về các huyệt trên cơ thể người theo y học cổ truyền

Huyệt là gì?

hieu-ve-cac-huyet-tren-co-the-nguoi-theo-y-hoc-co-truyen

Cơ thể chúng ta được cấu tạo bởi tạng phủ, kinh lạc, gân cơ, xương khớp. Để cơ thể sống và hoạt động thì phải có thần khí và huyệt chính là nơi quy tụ thần khí của cơ thể. Theo Đông y, huyệt có thể nằm hoặc không nằm trên kinh mạch nhưng có mối quan hệ mật thiết với kinh lạc và tạng phủ. Mỗi huyệt nằm ở một vị trí trên cơ thể và có tên gọi riêng với chức năng nhiệm vụ riêng.

Huyệt cũng là cửa ngõ của cơ thể, nơi mà các tác nhân gây hại cho hệ miễn dịch xâm nhập vào, gọi là tà khí. Tà khí là những tác nhân gây ảnh hưởng không tốt đối với cơ thể và nó chiếm đoạt những tác nhân tốt cho sức khỏe (chính khí). Huyệt tiếp nhận và xử lý nhiều kích thích khác nhau và mỗi vị trí có huyệt vị đều nhạy cảm hơn so cới những chỗ khác. Châm cứu bấm huỵệt chính là một kỹ thuật tác động nhằm đem lại sự cân bằng, trả lại trạng thái bình thường cho các cơ quan của cơ thể.

Vị trí và công dụng của các huyệt đạo ở từng bộ phận trên cơ thể người:

hieu-ve-cac-huyet-tren-co-the-nguoi-theo-y-hoc-co-truyen-1

Đông y sử dụng châm cứu và bấm huyệt để tác động lên huyệt nhằm chữa rất nhiều bệnh. Muốn châm cứu và bấm huyệtt ốt  thì cần nắm rõ vị trí và các dụng của từng huyệt đối với sức khỏe con người. Để hiểu rõ hơn về vị tí và tác dụng của từng huyệt, chúng ta cần tìm hiểu  vị trí khu vực, nơi xác định các điểm huyệt vị như sau:

Trên đầu mặt cổ có chứa những huyệt sau: 

-    Huyệt Dương Bạch (thuộc kinh Đởm)

-    Huyệt Ấn Đường (ngoài kinh)

-    Huyệt Tình minh, Toản Trúc (thuộc Bàng Quang kinh)

hieu-ve-cac-huyet-tren-co-the-nguoi-theo-y-hoc-co-truyen-2

-    Huyệt Ty trúc không (thuộc Tam tiêu kinh)

-    Huyệt Ngư yêu, Thái Dương (ngoài kinh) 

-    Huyệt Nghinh hương (thuộc Đại trường kinh)

-    Huyệt  Nhân trung (thuộc Mạch Đốc) 

-    Huyệt Địa thương (thuộc Kinh Vị)

-    Huyệt Hạ quan, Huyệt Giáp, huyệt  Thừa khấp ( thuộc Kinh Vị).

hieu-ve-cac-huyet-tren-co-the-nguoi-theo-y-hoc-co-truyen-3

-    Huyệt Liêm tuyền (Mạch Nhâm): 

-    Huyệt Ế phong (thuộc Tam tiêu kinh)

-    Huyệt Bách hội (thuộc Đốc mạch)

-    Huyệt Tứ  thần thông (ngoài kinh) 

-    Huyệt Đầu duy (thuộc Kinh Vị)

-    Huyệt Quyền liêu (thuộc Tiểu trường kinh).

-    Huyệt Phong Trì (thuộc kinh Đởm).

20 huyệt vùng chân:

hieu-ve-cac-huyet-tren-co-the-nguoi-theo-y-hoc-co-truyen-4

-    Huyệt Hoàn khiêu. Huỵệt Dương Lăng Tuyền, huyệt Huyền chung (Đởm  kinh): 

-    Huyệt Trật biên, Huyệt Uỷ trùng; Thừa Sơn; Côn Lôn (Bàng quang kinh)

-    Huyệt Bế quan; Thái Khê (Thận kinh)

-    Huyệt Huyết  hải, huyệt Tam Âm Giao (Kinh Tỳ)  

-    Huyệt Lương khâu, Độc Ty; giải Khê; Nội Đình (Kinh vị)

hieu-ve-cac-huyet-tren-co-the-nguoi-theo-y-hoc-co-truyen-5

-    Huyệt Tất nhãn (Ngoài kinh)

-    Huyệt Túc  tam lý (Vị kinh)

-    Huyệt Thái xung (Kinh Can)

-    Huyệt Bát phong (Ngoài kinh)

13 huyệt vùng tay:

hieu-ve-cac-huyet-tren-co-the-nguoi-theo-y-hoc-co-truyen-6

-    Huyệt Kiên ngung ; Khúc Trì; hợp Cốc (Đại trường kinh)

-    Huỵet Khúc trạch; Nội Quan (Tâm bào lạc kinh) 

-    HuyThái uyên (Phế kinh).

-    Huyệt Thống lý; thần Môn (Tâm  kinh).

-    Huyệt Ngoại quan; Dương trì (Tam tiêu kinh):  Trên nếp lằn cổ tay, bên ngoài gân cơ duỗi chung/ Chữa đau khớp cổ tay, nhức nửa đầu, ù tai, điếc tai, cảm mạo.

hieu-ve-cac-huyet-tren-co-the-nguoi-theo-y-hoc-co-truyen-7

-    Huyệt Bát tà (Ngoài kinh).

-    Huyệt Thập  tuyên (Ngoài kinh).

Ngoài các huyệt  kể  trên còn có 12 huyệt ở vùng lưng và ngực; 6 huyệt vùng thượng vị – lưng; 9 huyệt vùng hạ vị – thắt lưng – cùng.

Để tác động vào các huyệt có nhiều phương pháp khác nhau: Day, bấm, ấn, châm; Sử dụng bàn tay, dụng cụ hỗ trợ hoặc sử dụng máy massage. Ngày nay, các ghế massage được sử dụng phổ biến do khả năng massage điêu luyện nhờ vào hệ thống con lăn 4D gắn cảm biến quang học giúp quét cơ thể và xác định các vị trí cần xoa bóp – bấm huyệt.